Hà Nội là thủ đô nghìn năm văn hiến, lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo cùng những công trình mang giá trị biểu tượng của dân tộc. Trong số đó, không thể không kể đến Lăng Bác – nơi an nghỉ và lưu giữ thi hài vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đi thăm lăng Bác chính là trải nghiệm ý nghĩa với bất cứ ai khi đặt chân đến thủ đô.
Đôi nét về Lăng Bác Hồ – Chủ Tịch Hồ Chính Minh
Lăng Bác (hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) là nơi an nghỉ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong di chúc, Bác Hồ muốn được hỏa táng và rải tro cốt ở ba miền của đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị quyết định giữ gìn thi hài Bác và xây lăng, thực hiện nguyện vọng của Đảng và nhân dân.
Việc xây dựng Lăng bắt đầu tháng 9/1973 trên nền Đài lịch sử Ba Đình, Hà Nội. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, công trình hoàn thành năm 1975 và khánh thành ngày 29/8/1975. Sau hơn 700 ngày đêm lao động của bộ đội, công nhân và kỹ sư thì cuối cùng nơi yên nghỉ của Bác Hồ đã được xây dựng.
Lăng Chủ tịch nằm ở địa chỉ số 2 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội. Công trình được thiết kế theo bốn nguyên tắc: dân tộc – hiện đại – trang nghiêm – giản dị. Đặc biệt có 3 tầng, cao 21,6m, rộng 31m được thiết kế chắc chắn để chống lũ lụt, súng đạn và kể cả động đất cấp 7 richter.
Ngày nay, Lăng Bác là di tích quan trọng ghi dấu sự nghiệp của Bác Hồ. Hàng năm có hàng triệu lượt khách tham quan và trở thành điểm dừng chân trong các chuyến thăm của lãnh đạo các nước. Lăng uy nghiêm, đồ sộ trở thành biểu tượng của tinh thần độc lập, thống nhất đất nước.
Khám phá kiến trúc độc đáo của Lăng Bác
Với chiều cao 21,6 mét, rộng hơn 40 mét, Lăng Bác được thiết kế theo lối kiến trúc ba tầng mang đậm bản sắc Việt Nam. Tầng một là khán đài rộng thênh thang dưới chân đồi Nghĩa Lộ đồng thời là không gian tổ chức các lễ nghi trang trọng.
Tầng hai – trung tâm Lăng với không gian linh thiêng, trang nghiêm. Di hài Bác được đặt trong lồng kính, nhiệt độ được điều chỉnh ổn định. Trên trần là hai lá cờ lớn được ghép từ hàng ngàn mảnh đá quý.
Tầng ba là mái vòm uy nghiêm hình tam cấp, tượng trưng cho non sông đất nước. Trên đỉnh đắp nổi dòng chữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hoa cương thanh thoát được lấy từ Cao Bằng.
Tiền sảnh của Lăng chủ tịch nổi bật và gây chú ý với dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Đặc biệt nhất chính là chữ ký của Bác được dát vàng và hơn 200 bộ cửa được chế tác tinh xảo từ các loại gỗ quý đến từ khắp vùng miền của Tổ Quốc.
Không chỉ vậy, xung quanh Lăng là khuôn viên rộng lớn với hàng trăm loài cây, hoa được chọn trồng công phu. Mỗi cây, mỗi loài hoa được trồng đều mang những ý nghĩa riêng, tô điểm thêm vẻ đẹp thiêng liêng, thanh tịnh cho nơi an nghỉ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Đi thăm lăng Bác vào những ngày nào?
Lăng Bác Hồ – điểm đến thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến thăm thủ đô Hà Nội. Giờ mở cửa tham quan nơi đây có điều đặc biệt và khác nhau giữa mùa đông và mùa hè.
Từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, Lăng Bác mở cửa đón khách vào các ngày trong tuần, trừ thứ 2 và thứ 6. Giờ mở cửa vào ngày thường là 8h00 đến 11h00. Riêng ngày thứ 7, Chủ Nhật và các ngày lễ, giờ mở cửa được kéo dài đến 11h30.
Sang mùa hè, từ tháng 4 đến hết tháng 10, giờ mở cửa được điều chỉnh sớm hơn. Cụ thể, vào ngày thường, Lăng Bác mở cửa từ 7h30 đến 10h30. Ngày thứ 7, Chủ Nhật và ngày lễ mở cửa từ 7h30 đến 11h00. Lưu ý là thứ 2 và thứ 6 vẫn là ngày đóng cửa, trừ khi trùng với ngày lễ.
Cách thức viếng Lăng Bác Hồ khi đến thăm quan tại Hà Nội
Hành trình đi thăm lăng Bác là trải nghiệm tuyệt vời với các hoạt động thú vị sau:
Tìm hiểu các địa điểm trong hành trình tham quan Lăng Bác
Khi vào Lăng Bác, bạn sẽ được hướng dẫn viên tại đây hướng dẫn lộ trình tham quan. Quan trọng, nhớ tuân thủ nội quy, không chụp ảnh, không gây ồn ào và tắt âm điện thoại.
Sau khi viếng Lăng Bác xong, du khách có thể tiếp tục tham quan Phủ Chủ tịch và ao cá cảnh Bác Hồ. Đây là không gian xanh mát, rộng rãi với nhiều cây cổ thụ và ao cá đa sắc màu.
Tiếp theo, ghé thăm Nhà sàn Bác Hồ – nơi lưu giữ nhiều hiện vật thời Bác còn sống. Tại đây bạn sẽ xếp hàng để nhìn ngắm các hiện vật nhưng không được sờ vào chúng. Sau đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh là điểm đến cuối cùng. Tại đây, trưng bày nhiều tư liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác.
Khám phá lễ thượng cờ, hạ cờ trang nghiêm
Chứng kiến lễ thượng cờ và hạ cờ tại Lăng Bác Hồ được xem là một vinh dự lớn đối với bất cứ ai khi ghé thăm nơi đây. Đây là nghi thức trang trọng và thiêng liêng, thể hiện sự tôn kính tột bậc đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Lễ thượng cờ diễn ra vào 6h sáng hàng ngày trước Lăng Bác. Các chiến sĩ tiến hành nghi thức chuẩn bị, sau đó kéo cờ lên đỉnh cột cờ, đồng thời vang lên những nghi thức chào cờ thật trang trọng. Tương tự, lễ hạ cờ diễn ra vào 21h hàng ngày cũng với nghi thức tôn nghiêm như thế. Có thể nói, được chiêm ngưỡng cảnh tượng long trọng này chắc chắn sẽ để lại trong lòng bạn những cảm xúc khó quên.
Check in chụp hình ở một số địa điểm cho phép khi đi thăm lăng Bác
Được viếng thăm Lăng Bác Hồ là một vinh dự và niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam. Để lưu lại những kỉ niệm đáng nhớ tại nơi đây, bạn có thể chụp ảnh tại một số địa điểm nhất định.
Trong đó, khu vực quảng trường Ba Đình rộng lớn phía trước Lăng Bác là điểm check-in tuyệt vời. Đứng trước Lăng Bác chụp từ xa và có toàn cảnh quảng trường là bức ảnh mà bất cứ ai cũng muốn sở hữu.
Bên cạnh đó, các địa điểm khác bạn cũng có thể check in như Phủ Chủ tịch, ao cá Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tuân thủ quy định không chụp ảnh tại những khu vực có biển cấm.
Kinh nghiệm đi thăm lăng Bác
Lăng Bác là công trình di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, khi đến thăm viếng, các cần tuân thủ những quy định, lưu ý sau:
Đi thăm lăng Bác nên mặc gì?
Trang phục khi viếng Lăng Bác cần phải lịch sự, gọn gàng, không hở hang. Màu sắc trang phục nên là các màu nhã nhặn, trang trọng. Bạn không nên đeo kính râm, khăn quàng cổ, khăn choàng đầu trong khuôn viên Lăng. Nếu mang theo cần cởi bỏ trước khi vào trong. Ngoài ra, trẻ em và khách nước ngoài cũng cần chú ý cách ăn để đảm bảo tính phù hợp.
Lưu ý về thái độ, quy định
Về thái độ, khi đi thăm lăng Bác Hồ mọi người phải giữ gìn trật tự, không ồn ào, xô đẩy. Đi bộ chầm chậm, nói nhỏ và đặc biệt, không hút thuốc lá trong khuôn viên Lăng.
Chú ý giữ gìn vệ sinh chung, không ăn uống hay vứt rác bừa bãi. Đồng thời tuân thủ và chấp hành hiệu lệnh của lực lượng bảo vệ Lăng. Bạn cũng không chạm tay vào các hiện vật trưng bày hay chụp ảnh, quay phim bên trong Lăng – nơi có biển cấm.
Nếu dắt theo trẻ em dưới 3 tuổi thì sẽ không được vào. Đây là tất cả những lưu ý quan trọng nhất bạn nên nắm bắt để có trải nghiệm đi thăm lăng Bác trọn vẹn và tránh phạm phải các quy định.
Trên đây là những thông tin về hành trình đi thăm lăng Bác. Đây là nơi linh thiêng của vị chủ tịch kính yêu do đó bạn hãy chú ý khi đến viếng thăm để không bỡ ngỡ.