Chùa Hương Hà Nội được mệnh danh là vùng đất linh thiêng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây còn sở hữu kiến trúc đền chùa độc đáo, mang đậm dấu ấn thời vua chúa, mang giá trị lịch sử. Hằng năm, chùa Hương đón hàng ngày du khách đến tham quan, chiêm bái. Nếu có cơ hội tới Hà Nội, danh thắng này nhất định bạn phải ghé để cảm nhận rõ rệt sự yên bình nhẹ nhàng của thủ đô.
Đôi nét về chùa Hương Hà Nội
Chùa Hương là địa điểm vừa du lịch ngắm cảnh vừa mang yếu tố tâm linh. Đây cũng được xem là biểu tượng mang đậm dấu ấn đặc trưng của thủ đô Hà Nội.
Chùa Hương ở đâu? Chùa Hương cách Hà Nội bao xa?
Chùa Hương hay còn được gọi là chùa Hương Tích, tọa lạc bên bờ sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65km về phía Tây Nam.
Nơi đây là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, đền thờ thần, đình thờ tín ngưỡng linh thiêng khác nhau. Có thể kể tới như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan,… Nằm ở vị trí trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích, còn được gọi với cái tên là chùa Trong.
Cách di chuyển tới chùa Hương Hà Nội
Đoạn đường di chuyển tới khu quần thể tâm linh này được đánh giá là cực kỳ bằng phẳng. Xe đi chùa Hương từ Hà Nội, các du khách có thể di chuyển trong ngày với nhiều phương tiện khác nhau.
Cụ thể hướng dẫn đi chùa Hương từ Hà Nội:
- Xe buýt: Bắt tuyến xe buýt số 103 chạy từ bến xe Mỹ Đình, có dừng bến tại chùa và ngược lại. Xe hoạt động từ 5:00 – 20:00 hàng ngày, giá vé 9.000 VNĐ/vé/chiều, với tần suất 15 phút/chuyến.
- Xe máy (Đoạn đường khoảng 55km – 1 giờ 50 phút): Từ trung tâm Hà Nội, xuất phát theo hướng Tôn Đức Thắng, đi về phía Cát Linh, rẽ vào hướng chùa Bộc, đi qua cầu vượt Ngã tư Sở, rồi tiếp tục rẽ vào đường Trần Phú, Tô Hiệu.
- Ô tô (Đoạn đường khoảng 65km – 1 giờ 30 phút): Du khách nên đi theo hướng quốc lộ 1A cũ (Pháp Vân, Cầu Giẽ), sau đó rẽ phải vào quốc lộ 38 ở nút giao Đồng Văn. Chạy tiếp theo hướng chợ Dầu tầm 15km là đến chùa Hương.
Chùa Hương được xây dựng khi nào?
Theo dấu ấn lịch sử thì chùa Hương được xây dựng từ thế kỷ 15, xây dựng với quy mô lớn hơn ở thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương 1947. Vào năm 1989, chùa bắt đầu được phục dựng lại do Hòa thượng Thích Viên Thành thực hiện, dưới sự chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.
Sự tích Chùa Hương Hà Nội dân gian tương truyền rằng, đây là nơi công chúa Diệu Thiên đáp lời kêu gọi của Quan Thế Âm Bồ Tát và tu hành đạo Phật. Sau 9 năm, Bà Chúa Bà thành Phật vào đúng ngày Phật đản (19 tháng 2 âm lịch). Từ đó, chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng thờ Phật Bà. Tới tháng 3 năm 1770 (Canh Dần), chúa Trịnh Sâm đã khắc dòng chữ “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất trời nam) lên tảng đá bên ngoài cửa động.
Các tín ngưỡng thờ cúng tại chùa Hương
Chùa Hương là quần thể bao gồm hàng chục ngôi chùa, đền và đình, cho nên tín ngưỡng thờ cúng khác nhau, cụ thể:
- Động Hương Tích thờ tượng Phật Bà Quan Âm được chạm khắc bằng đá xanh vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).
- Đền Trình thờ Thần tướng Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã phò tá vua Hùng Vương thứ VI, góp công đánh giặc ngoại xâm thời bấy giờ.
- Đền Cửa Võng (đền Vân Song) thờ bà Chúa rừng (Công chúa Lê Mai Thánh Mẫu) có danh hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương.
- Chùa Thiên Trù (chùa Trò), chùa Ngoài là nơi nhà tu hành đạo và lưu tữ các giá trị văn hóa của đạo Phật.
- Các công trình khác như Chùa Bắc Đài, đình Quân, chùa Cả, chùa Tuyết Sơn,… thờ tín ngưỡng về thần và quan ngũ hổ.
Giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa Hương Hà Nội
Chùa Hương bắt đầu mở cửa đón khách từ 6 giờ sáng tới 18 giờ chiều. Để tận hưởng không khí trong lành yên bình nơi đây, hãy đi từ Hà Nội khoảng 4 giờ sáng.
Giá vé tham quan chùa Hương Hà Nội bao gồm vé đò 50.000 VNĐ/khách và vé tham quan thắng cảnh là 80.000 VNĐ/khách. Những trường hợp đặc biệt như trẻ em dưới 1,1m thương binh hạng đặc biệt thì được miễn phí vé.
Giá vé đi cáp treo chùa Hương cho người lớn là 150.000 VNĐ/một chiều và 220.000 VNĐ/khứ hồi. Đối với trẻ em dưới 1,2m là 100.000 VNĐ/một chiều và 150.000 VNĐ/khứ hồi.
Các điểm đến nên ghé khi đi du lịch chùa Hương
Ngoài sự tâm linh, văn hóa đặc trưng thì Chùa Hương còn thu hút khách du lịch bởi những cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây. Khu quần thể vẫn được trùng tu và bảo tồn các giá trị mang hướng xưa cũ, thiên nhiên, tránh tác động của con người. Do vậy, khi bạn ghé chân tới khu chùa Hương Hà Nội sẽ thật ngạc nhiên bởi cảnh sắc hữu tình, nên thơ.
Bến Đục
Điểm xuất phát đầu tiên của chuyến hành hương tới chùa là bến Đục. Cảm giác đi thuyền trên Suối Yến Vĩ, ngắm nhìn trọn bộ không gian núi rừng, nghe tiếng chim hót và phía dưới là làn nước trong xanh. Chắn hẳn ai cũng muốn trải nghiệm một lần trong đời.
Suối Yến
Tại Suối Yến, du khách sẽ được tận mắt nhìn ngắm những bông hoa sen đua nhau khoe sắc thắm, cánh đồng lúa xanh mơn mởn, những ngọn núi đá vôi hiểm trở. Vẻ đẹp hư ảo của tiên cảnh sẽ khiến du khách thập phương vấn vương mãi mà thôi.
Đền Trình
Điểm dừng chân đầu tiên trước khi tới chùa Hương chính là Đền Thượng Quan, còn gọi là Đền Trình. Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc, đã bị phá hủy khá nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào thế kỷ 20, tuy nhiên sau đó được phục dựng lại vào năm 1992.
Động Long Vân
Long Vân Động nằm trên độ cao 150m so với suối Long Vân. Cảnh quan ở Long Vân càng lên cao càng nhìn rõ những quả núi bao quanh, dòng suối uốn lượn tạo bức tranh êm ả. Qua eo núi, bạn sẽ nhìn thấy chùa Long Vân, nằm giữa lưng chừng núi, ngọn tháp mái thoắt ẩn thoát hiện trong cảnh sương mây mờ ảo.
Động Tuyết Sơn
Động Tuyết Sơn nằm giữa núi tuy nhiên đường đi lên đây lại khá dễ dàng. Động sở hữu nhiều nhũ đá mang hình thù độc đáo, quyến rũ lạ thường, thu hút ánh mắt du khách. Bạn sẽ đi từ bất ngờ này tới trầm trồ vì vẻ đẹp khác.
Động Hương Tích
Động Hương Tích là điểm đến chính của các đoàn du khách khi tới quần thể chùa Hương Hà Nội. Bên ngoài tảng đá lúc vào động, chúng ta sẽ thấy dòng chữ Việt cổ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, tương truyền do chúa Trịnh Sâm đặt bút.
Nhìn từ xa, động Hương Tích có hình dáng giống như một con rồng đang mở miệng. Bên trong là hàng ngàn các phiến nhũ đá và măng đá tự nhiên, nhiều hình thù độc đáo. Chùa còn nổi tiếng bởi các bức tượng Phật, Quán Thế Âm và các vị thần Phật khác được chế tác từ đá xanh.
Lời xưa kể lại rằng chỉ cần sờ vào các phiến nhũ đá hoặc thắp hương thành tâm, chúng ta sẽ nhận được nhiều nguyện ước. Điều này khiến cho chùa Hương mỗi năm luôn đón du khách về hành hương tâm linh rất nhiều.
Có hai hình thức để đến Động Hương Tích là leo núi hoặc đi cáp treo.
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù, còn được gọi chùa Ngoài hoặc bếp trời, là nơi có vai trò tổ chức lễ khai mạc của lễ hội chùa Hương. Bên cạnh các giá trị về tôn giáo và lối kiến trúc độc đáo, chùa còn có ngôi Bảo tháp Viên Công, nơi an táng người đã lập nên ngôi chùa này – Thiền sư Viên Quang.
Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Hương Hà Nội
Trong chuyến du lịch, tham quan tới quần thể miền linh đất Phật này, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hãy ăn mặc kín đáo, lịch sự khi đến thăm chùa.
- Di chuyển bằng giày thể thao sẽ giúp bạn an toàn và dễ dàng hơn.
- Đi vào các điện thờ của chùa, bạn nên bước vào từ cửa bên thay vì cửa chính giữa và tránh dẫm lên bậu cửa.
- Hạn chế thắp nhang quá nhiều ở chùa.
Mang vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ hùng vĩ cùng yếu tố tâm linh đặc sắc, chùa Hương Hà Nội là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua. Nếu có dịp tới Hà Nội, hãy một lần tới danh thắng độc đáo này để biết rằng Việt Nam mình còn nhiều cảnh non nước hữu tình mà bạn không ngờ tới.